MENU

Danh mục

Poolstore.vn Gò Vấp

  • Hotline 01
  • Hotline 02
  • Poolstore.vn Bình Thạnh

  • Hotline 01
  • Hotline 02
  • Báo giá dịch vụ lắp đặt

  • Hotline 01
  • Hotline 02
  • Video

    KỸ THUẬT BƠI TỰ DO 100M CỦA CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN

    TÓM TẮT:

    Mục đích của nghiên cứu này là xác định rõ các giải pháp mà các VĐV đẳng cấp cao đã lựa chọn trong các cuộc thi bơi 100m tự do. 40 VĐV đã được xem xét và đánh giá trong các tình huống cụ thể của từng cuộc đua. Trong số đó, 16 VĐV được xem xét và đánh giá tại các giải Quốc gia, 24 VĐV còn lại ở các giải Quốc tế. Vận tốc, độ dài của chu kỳ (độ dài bước bơi), tần số của các chu kỳ (tần số bước bơi) cũng như các chỉ số bơi khác được ghi lại từ 50m đầu đến 50m cuối. Khi phân tích các dữ liệu cơ bản ta thấy có sự khác nhau rất lớn trong việc áp dụng các giải pháp cá nhân của từng VĐV. Có thể phân chia thành 3 nhóm khác nhau: Đặc biệt của nhóm I là có tần số cao, nhóm II có khoảng cách của chu kỳ và biên độ lớn, nhóm III là nhóm trung gian của hai nhóm trên. Mối quan hệ giữa các giá trị vận tốc , tần số và độ dài các chu kỳ của 50m đầu và 50m cuối cũng được nghiên cứu tới. Không phải tất cả 40 VĐV đều có cùng một cách thức điều chỉnh vận tốc . Ngược lại khi họ đã thiết lập được mối quan hệ giữa độ dài và tần số bước bơi đặc trưng thì họ sẽ giữ nguyên mối quan hệ này cho đến hết cuộc đua.Tất nhiên ở một số VĐV xuất sắc nhất mà chúng tôi nghiên cứu, họ đã áp dụng các giải pháp vượt ra ngoài các chuẩn mực nêu trên. Cách phân tích này cho phép chúng ta hiểu rõ hơn các cách thức điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật trong các cuộc đua của các VĐV có đẳng cấp và sự thích nghi của họ với các quy ước mang tính chu kỳ của hoạt động này – Bơi/bơi tự do/vận tốc/tần số/độ dài bước bơi.
    Trong lịch sử bơi lội, bơi tự do được đánh giá là kiểu bơi di chuyển nhanh nhất từ đầu thế kỷ XX. Sau này, việc phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng của công tác huấn luyện đã nâng được thành tích lên cao tơí mức đáng kể. Sự tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi của các HLV, VĐV trên con đường sự nghiệp là những yếu tố để có thể lý giải được những tiến bộ mới nhất hiện nay trong môn bơi lội. Ngày nay việc kiểm tra quá trình tập luyện được tiến hành thông qua các nguồn năng lượng (đánh giá việc tiêu thụ oxy, huyết tương [6,15], tâm lý (sức chịu đựng stress) [13], sinh cơ và kỹ thuật (sự phát triển của khả năng chịu đựng, sức đẩy, tần số chu kỳ bơi, độ dài của chu kỳ bơi) [1,7,14,27]. Nhưng để kiểm tra một cách đích thực tính xác đáng của các giải pháp đã được áp dụng trong quá trình tập luyện cũng như trong thi đấu thì việc quan trọng là phải xác định được thật rõ ràng việc tiến hành các cuộc kiểm tra trong các cuộc đua đẳng cấp cao . Chính vì vậy, có rất nhiều nhóm các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều tới sự lựa chọn mà các VĐV đã áp dụng cho sự thiết lập mối quan hệ tần số/độ dài bước bơi.
    Năm 1970 đã có xu thế đưa ra chính thức nghiên cứu vấn đề này và sau đó các nhà nghiên cứu người Mỹ, các nhà khoa học Đông Đức, Tây Đức đã tiếp tục nghiên cứu vấn đề này một cách nghiêm túc. Tuy vậy cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành với số lượng lớn VĐV (từ 8 – 16 VĐV được kiểm tra đánh giá) và với thời gian theo dõi lâu, liên tục trong nhiều năm như nghiên cứu của chúng tôi.
    Mục đích chính của nghiên cứu này chính là việc xác định một cách có hệ thống các giải pháp mà các VĐV cấp cao Quốc gia và Thế giới đã áp dụng tại các cuộc đua 100m tự do. Tính độc đáo của nghiên cứu này là số lượng lớn VĐV (40 VĐV được kiểm tra từng đợt và theo giới tính) cũng như tính hệ thống của công trình nghiên cứu (cùng một sự kiện, cùng một thời điểm vào tháng 6, nghĩa là từ 1 đến 2 tháng trước khi diễn ra các cuộc thi vô địch Châu Âu, hoặc Olympic).
    TỔ CHỨC ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Từ năm 1990, tất cả các cuộc đua tập thể Quốc tế được tổ chức tại Cannet (một trong những cuộc đua tập thể được tổ chức tốt nhất thế giới) đã được các nhà khoa học phân tích, đánh giá. Từ năm 1992 việc phân tích cũng được thực hiện ở tất cả các giải vô địch nước Pháp. Các cuộc thi đấu này được chọn để phân tích bởi lẽ chúng mang tính tuyển chọn cho các cuộc thi đấu Quốc tế trong năm. Trong nghiên cứu này, môn bơi tự do 100m được quan tâm đặc biệt vì hai lý do sau: Lý do thứ nhất – bơi tự do 100m được coi là môn bơi quan trọng nhất của môn bơi lội vì nó mang đầy đủ tính trung gian của môn bơi lội. Rõ ràng 100m là khoảng cách lý tưởng và bơi tự do là kiểu bơi nhanh nhất. Lý do thứ hai – Chiến thuật rất đa dạng của loại hình bơi này. Phải khẳng định một điều sau, các quy ước mang tính nguyên tắc rất ít và cự ly 100m cho phép có được các định hướng sinh cơ và năng lượng khác nhau.
    Các cuộc thi trung kết môn bơi tự do 100m được nghiên cứu phân tích 4 trường hợp sau: Bơi tập thể tổ chức tại Cannet 1990, 1991, 1992 và giải vô địch nước Pháp năm 1992.
    40 VĐV đã được theo dõi và đánh giá một cách tỷ mỷ và khoa học . Đó chính là đối tượng nghiên cứu của công trình nghiên cứu của chúng tôi. Cũng cần lưu ý : VĐV được biết đến dưới ký hiệu “Car” đã tham gia 4 cuộc đua – Car1, Car2, Car3, Car4 thể hiện trình tự của các cuộc đua. Chúng tôi bám sát VĐV này (người đạt kỷ lục Châu Âu) để xử lý thông tin và các thống kê , vì anh ta là chủ đề tranh luận rất lý thú.
    Các cuộc đua được ghi lại bằng bốn máy camera hiệu Panasonis S – VHS. Cả bốn máy quay đều có góc quay lớn và được đặt ở bốn phía của bể bơi và có thể bao quát toàn bộ bốn đường đua một cách tối đa. Mỗi vòng đua sau đó được xem đi xem lại nhiều lần nhằm ghi lại được những dữ liệu thời gian, không gian khác nhau cũng như thành tích của 8 VĐV trong mỗi vòng đua. Trong suốt thời gian theo dõi đó, các tần số tại mỗi thời điểm bơi đều được đếm từ đầu tới hết 50m đầu bằng một dụng cụ đo tần số hiệu Seiko cũng như các động tác đẩy được đếm từ đầu đến hết 50m cuối. Các dữ liệu này cùng với toàn bộ thời gian chính thức ghi trên máy bấm giờ điện tử được thống kê lại thành dữ liệu chính thức tương đối từng chu kỳ, độ dài trung bình từng chu kỳ, chỉ số bơi theo Cótill và cộng sự [ 7], cũng như sự phân chia tốc độ được thể hiện bằng % của vận tốc đều được tính toán cụ thể và chính sác.
    Bảng tổng kết các tính toán chi tiết sau mỗi cuộc đua trung kết cho phép chúng ta có được các thông tin chính sác về từng VĐV trong toàn bộ cuộc đua như sau: Vận tốc trung bình – ký hiệu (V) biểu thị bằng m.s-1. Cách tính V: lấy khoảng cách 50m chia cho thời gian chính thức chính sác tới 1/100 giây. Vận tốc của 50m đầu bao gồm cả ưu thế về thời gian trong lúc xuất phát lẫn thời gian cần thiết để quay vòng lại cho tới khi chân VĐV đạp vào bảng của máy bấm giờ. Còn ở khoảng 50 m sau, khi tới đích VĐV chỉ cần đụng tay vào bảng tính giờ là được. – Tần số trung bình (F) ký hiệu bằng (chu kỳ.phút -1 ) của 50m. Số đo này đựơc thực hịên 3 lần trong vòng 50m ở khu vực không bị ảnh hưởng khi xuất phát cũng như khi các VĐV vòng lại .
    – Độ dài (m. Chu kỳ-1). Độ dài của mỗi chu kỳ (bước bơi) trong 50m được tính như sau:50m chia cho số chu kỳ (một chu kỳ bơi tự do tương đương với hai nhịp sải tay). Mặc dù cách tính độ dài bước bơi này đã đánh giá quá cao độ dài bơi của mỗi chu kỳ. Nhưng sự phân tích của các nhà khoa học Phương Đông [11] cho thấy rằng đó là nhược điểm cố hữu của phương pháp tính toán này, nhưng nó không làm ảnh hưởng tơí việc so sánh các nhóm VĐV bơi tự do khác nhau.
    – Chỉ số bơi-Ký hiệu bằng m2.chu kỳ-1.giây-1 được Cótill và cộng sự định nghĩa vào năm 1985 [7] như là sản phẩm của vận tốc/độ dài/chu kỳ.
    Mặc dù chỉ số bơi có sử dụng tới tham số vận tốc, mà bản thân vận tốc lại bị ảnh hưởng bởi điểm xuất phát và điểm quay vòng, nhưng chỉ số này lại liên hệ chặt chẽ tới thành tích của các VĐV.
    Tỷ lệ phần trăm của cuộc đua (%) thể hiện mối quan hệ giữa thời gian của mỗi đoạn 50m và thời gian tổng nhân với 100. Ví dụ: 100m bơi trong thời gian 50 giây. 50m đầu bơi trong 24 giây tương đương với 48% và 50 m sau tương đương với 52%
    CÁC PHÂN TÍCH THỐNG KÊ:
    Các số liệu trung bình và độ lệch chuẩn được tính trên cơ sở toàn bộ các dữ liệu đã thu thập và tính toán được. Việc phân tích các các yếu tố cơ bản cho phép chúng ta xác định vị trí các VĐV tuỳ theo những thay đổi có tính đặc trưng các thành tích. Sáu biến số đựơc ghi lại : các vận tốc, các tần số, các độ dài mỗi chu kỳ ở 50m đầu và 50m cuối . Các trị số tỷ lệ phần trăm của cuộc đua tính từ các sự thay đổi chủ động được coi là những thay đổi hỗ trợ không tham gia vào việc thành lập các trục nghiên cứu. Phương pháp phân tích hồi quy đơn giản áp dụng cho phân tích vận tốc , tần số, độ dài mỗi chu kỳ và nhằm xác định mối quan hệ tuyến tính của các biến số trong 50 m đầu và 50 m cuối.
    KẾT QUẢ :
    Phân tích thứ nhất: Các giá trị trung bình, giá trị tối tiểu, giá trị tối đa cũng như độ lệch chuẩn của vận tốc, tần số, độ dài các chu kỳ và tỷ lệ % của các tham số biến đổi ở hai đoạn đua 50m đầu và cuối được mô tả trong bảng I. Bơi tự do 100 m được thực hiện với vận tốc trungbình 1,94 ±  0,04 M .S -1 và thời gian tương ứng trung bình là 51,67 giây. Tần số trung bình là 51,62 ±  4,57 chu kỳ. phút -1, độ dài của mỗi chu kỳ trung bình là 2,56± 0,20 m x chu kỳ -1, chỉ số bơi trung bình là 4,38± 0,36( M2 .chu kỳ-1. giây-1)
    Bảng I (xin tham khảo trang 20)
    Phân tích thứ hai:
    Việc phân tích các yếu tố cơ bản không chỉ để mô tả một cách đơn thuần mà để có được cái nhìn tổng quát và tối ưu đối với các thay đổi của các VĐV. Việc phân tích các yếu tố cơ bản cho phép chúng ta vẽ ra được ba trục chính với tỷ lệ tương ứng như sau: Trục I là 61,3%, trục II là 25,6%, trục III là 8,4%. Chúng hợp nhất lại thành 95,3% lượng thông tin tổng. Cả hai sơ đồ thừa số lập nên nhờ trục I và II, II và III được thể hiện ở Hình I và Hình II.
    Hình I: Vị trí của 40 VĐV bơi tự do 100m theo trục I & II khi phân tích các yếu tố cơ bản.
    Hình II: Vị trí của 40 VĐV bơi tự do 100m theo trục II & III khi phân tích các yếu tố cơ bản.
    Hình III: Quan hệ giữa vận tốc 50 m đầu (V1) và 50 m cuối (V2) của bơi tự do 100m của 40 VĐV đẳng cấp cao. Có vẻ hợp lý hơn nếu ta đối chiếu kết quả của trục I với kết quả của các trục khác. Trục I đối chiếu các VĐV có độ dài của mỗi chu kỳ lớn với các VĐV có giá trị tần số cao (mỗi VĐV được thể hiện tên bằng 3 chữ cái đầu tiên họ của anh ta). Ở trên trục thứ nhất và trục thứ III nhóm VĐV khác nhau về cách thức bơi tự do 100m (Hình I).
    Nhóm I: nổi bật lên với tần số bước bơi là Hac, Ly, Hol, Tay, Bas, Wer, Tit, Lef.
    Nhóm II: là độ dài mỗi chu kỳ (Độ dài bước bơi) : Hla, Sho, Sta,Gut, Kam, Gru, Pop, Dep,Poi, Def, Bla.
    Nhóm III: Đứng ở giữa hai nhóm trên, ở hình vẽ này chúng ta cần lưu ý tới một vài giá trị vượt ngoài chuẩn mực tương ứng với một số cá nhân đặc biệt, đó là:Pap, Hol, Tay và Wer (Hình I & Hình II). Pop vận động viên xuất sắc nhất thế giới (đã trở thành nhà vô địch Olympic) vượt qua chỉ số độ dài lớn của một chu kỳ (2,69m) với tần số bước bơi rất thấp
     (44,75 chu kỳ.phút-1). Hol, Tay và Wer có độ dài của mỗi chu kỳ nhỏ, nhưng lại có tần số bước bơi cao. Việc đóng góp của 4 VĐV này vào việc thành lập trục nghiên cứu không lớn, do vậy không nhất thiết phải làm lại các phân tích những yếu tố cơ bản, mà ta chỉ coi các VĐV này là các yếu tố bổ xung.
    Trục II thẳng đứng biểu thị vận tốc tương ứng với mức độ thành tích. Cá nhân nào bơi càng nhanh thì anh ta càng ở phía trên cao của trục, và ngược lại.
    Trục III cho chúng ta biết về sự cân đối trong quá trình đua vì nó đối chiếu các tỷ số phần trăm của hai đoạn đua. Các VĐV đứng gần “% cụm1”. Một số VĐV khác lại có vận tốc không đổi trong suốt chặng đua. Đặc điểm của họ là có sự khác biệt rất nhỏ giữa tỷ số phần trăm ở 50m đầu và 50m cuối như : Hla, Sho, Kal, Gil, Wer, Sech, Gut, Poi. Những VĐV này hoàn toàn đối lập với nhóm các VĐV có sự thay đổi rất lớn về vận tốc ở hai vòng đua 1 & 2 như Car2, Gre, Bas, Tit, Dep, Cra, Poi. Trong đó có một trường hợp cần lưu ý là trường hợp của một VĐV có mặt ở tất cả các cuộc thi. Ta nhận thấy cả 4 điểm (Car1, Car2, Car3, Car4) liên quan tới VĐV này – VĐV xuất sắc nhất người Pháp.
    Hình 4: Mối quan hệ giữa tần số của 50 m đầu (F1) và 50 m cuối (F2) của 40 VĐV
    Phân tích thứ ba :
     Phân tích này nhằm nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa sự thay đôỉ trong 50 m đầu và 50m cuối. Hình 3 cho thấy biểu đồ phân bố của vận tốc ghi lại trong 50m đầu (V1) và vận tốc trong 50m cuối (V2). Hệ số R2 rất nhỏ (0,2 < 0,50) do vậy ta không thể thiết lập được mối quan hệ tuyến tính giữa V1 & V2.
    Hình 4 – Mối quan hệ giữa tần số của 50m đầu (F1) và 50 m cuối (F2). ở đây ta nhận thấy 3 VĐV đặc biệt là Hol, Tay, Wer đường ngoài vòng chính của các điểm. Để mẫu này được chính xác hơn cần một số lượng lớn VĐV và số VĐV này phải lấp được khoảng trống giữa vòng chính và 3 VĐV đơn lẻ kia. Tuy vậy chúng tôi cho rằng một trong những điều đặc biệt của việc nghiên cứu các VĐV cấp cao chính là số lượng lớn các giải pháp mà họ áp dụng trong các cuộc đua.
    Tập hợp tất cả các điểm ghi trên hình 4, ta thấy hệ số tương quan (R2 = 0,80) đủ để thiết lập một mối quan hệ tuyến tính. Đường thẳng từ trên xuống đi qua các điểm này là:
    F2 = ( 0,707. F1) + 13,279
    Hình 5 cho chúng ta thấy 4 VĐV có các giải pháp khác so với các VĐV còn lại . Chúng tôi cảm thấy rằng trong trường hợp cụ thể này cần phải gộp vào đường thẳng hồi quy này cả các giải pháp mà các VĐV đã áp dụng như Pop – VĐV vô địch Olympic bơi tự do 100 m (2,69 m là độ dài trung bình của một chu kỳ). Hệ số tương quan R2= 0,756 cho phép chúng ta xác định đường thẳng hồi quy khác: DCM2 = (0,692 . DCM1) + 0,507
    Hình 5 : Mối quan hệ giữa độ dài của mỗi chu kỳ 50m đầu (DCM1) và 50m cuối (DCM2).
    TRANH LUẬN:
    Loại hình nghiên cứu này thuộc loại hình miêu tả và không có sự tác động trực tiếp đến các VĐV khi họ đang thi đấu.
    Khi các dữ liệu đã được tập hợp, lập tức chúng được phân loại và theo dõi quan sát tỷ mỷ. Rõ ràng là ngay cả khi ta chờ đợi một kết quả nào đó thì phương pháp xử lý này cũng không thuộc loại hình nghiên cứu thực nghiệm. Trong số các phương pháp nghiên cứu miêu tả thì phương pháp tính toán cụ thể cho phép chúng ta nhận ra các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu một cách nhanh chóng. Việc phân tích các yếu tố cơ bản giúp chúng ta phân loại các yếu tố có khả năng lý giải thành tích khác nhau của các VĐV. Phương pháp thống kê giải thích bằng cách phân tích hồi qui đơn thuần những thay đổi cơ bản của nghiên cứu này cho phép ta phân biệt sự thay đổi vận tốc, tần số, hay độ dài của mỗi chu kỳ trong mối quan hệ tuyến tính giữa 50m đầu và 50m cuối của mỗi cuộc đua. Một phê phán đối với nghiên cứu này là thiếu các dữ liệu về cơ thể VĐV, nếu như có những dữ kiện này sẽ giúp chúng ta lý giải rõ hơn các kết quả thu được . Thực tế thì chiều cao,chiều dài của chân tay và độ nổi của các VĐV là những yếu tố hết sức khác biệt [12,17,18,26]. Sự phê phán này xuất phát từ hai lý do chính sau đây: Lý do thứ nhất – các nghiên cứu quan tâm tới mối quan hệ giữa các đặc điểm về số đo của các VĐV và thành tích thì thường so sánh các VĐVcó mức thành tích khác nhau [26]. Hoặc so sánh hai nhóm VĐV có trình độ khác nhau. Grímton và những nhà nghiên cứu khác [12] thì lại nghiên cứu 14 VĐV có triển vọng bằng phương pháp khác. Còn nghiên cứu của chúng tôi chỉ quan tâm tới các VĐV đã được tuyển chọn. Ở các VĐV này các yếu tố đó ít tác động đến họ hơn. Ví dụ trong môn nhảy cao, chiều cao của VĐV là yếu tố rất quan trọng, nhưng ở 20 VĐV xuất sắc nhất thế giới thì sự khác nhau về chiều cao lại không còn quan trọng nữa, nó không ảnh hưởng tới thành tích của họ nữa. Lý do thứ hai – Có khả năng làm cho các lý giải về số đo của VĐV tham gia môn bơi tự do 100 m bớt phần quan trọng hơn, đó là: nếu số đo của VĐV là một yếu tố quan trọng trong bơi lội nói chung thì trong bơi tự do 100m hầu như không có ảnh hưởng mấy. Thực ra Pelayo và các cộng sự cũng đã tiến hành nghiên cứu cùng một đối tượng như chúng tôi, nhưng họ đã không tìm thấy ở các VĐV bơi tự do 100m mối liên hệ hữu cơ giữa các tham số của thành tích, vận tốc, độ dài của mỗi chu kỳ, tần số và tuổi tác, số đo cơ thể VĐV.
    Cụ thể hơn, ta lấy hai trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi : VĐV Car1 – cao 2,01 m, nặng 85 kg, có độ dài bước bơi là 2,26 m . chu kỳ-1 và tần số là 49,5 chu kỳ . phút-1. Ngược lại VĐV Kal cao 1,76 m, nặng 85 kg có độ dài bứơc bơi 2,38m . chu kỳ-1 và tần số bước bơi là 49,5 chu kỳ. phút -1. Từ thí dụ trên cho thấy, một VĐV thấp hơn 25 cm với cùng một vận tốc lại có độ dài bước bơi lớn hơn 12 cm. Điều này chứng tỏ rằng câu trả lời có tính quyết định là hết sức phức tạp trong cách điều chỉnh mối quan hệ độ dài bước bơi /tần số trước hết liên quan tới các yếu tố kỹ thuật và chiến thuật của các VĐV.
    Ta có thể nhận thấy độ lệch chuẩn về vận tốc ở hai chiều đường đua của bể bơi (± 0,04 và 0,04 m. S-1) thấp so với sự chênh lệch về độ dài của mỗi chu kỳ (±0,23 và 0,18m . chu kỳ-1) và thấp hơn nhiều so với độ lệch chuẩn về tần số (±5,23 và 4,15 chu kỳ x phút -1) bảng 1. Tất nhiên tham số vận tốc thay đổi ít khi mà các VĐV đã được tuyển chọn đặc biệt theo tiêu chuẩn này (hay ít nhất chính họ đã có những khả năng này). Rõ ràng một trong 8 VĐV đầu tiên của cuộc thi được đánh giá cao tại cuộc thi chung kết đã được đưa vào nhóm nghiên cứu ,vì anh ta nhanh hơn VĐV thứ 9 cho dù tần số và độ dài mỗi chu kỳ của anh ta như thế nào đi nữa. Như vậy sự lựa chọn có tính chiến lược – Mối quan hệ giữa độ dài của mỗi chu kỳ và tần số bước bơi của VĐV này khác với sự lựa chọn của VĐV khác . Tuy nhiên, ngay cả nếu như chúng ta quan sát những sự khác nhau căn bản thì độ dài của mỗi chu kỳ mà lớn thường đặc trưng cho các VĐV siêu đẳng. Mặc dù có nhiều sự khác nhau giữa các cá nhân, nhưng đặc điểm này có mặt ở trong tất cả các đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu. Hơn nữa các giá trị này cao hơn nhiều so với các giá trị ghi lại được ở các VĐV bình thường khác [2,21,23]. Kết quả nghiên cứu này sẽ là một chỉ dẫn cho việc luyện tập trong trường hợp đánh giá độ dài của mỗi chu kỳ được kết hợp với việc đánh giá vận tốc nhằm đạt được hiệu quả cao trong huấn luyện và thi đấu . Ngược lại giá trị tần số của các VĐV có đẳng cấp lại rất gần với giá trị tần số của các VĐV bình thường [2,21,23]. Quan sát này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Costill và đồng nghiệp [7]. Chính họ đã chỉ ra rằng điều dự báo tốt nhất của thành tích ở một VĐV trong quá trình huấn luyện là độ dài mỗi chu kỳ (R= 0,88). Sự đa dạng của tần số và độ dài của mỗi chu kỳ có thể giải thích bằng các dữ liệu ghi lại được tại cuộc đua tập thể ở Cannet năm 1992. Sự kiện 1992 này khá đặc biệt, vì trong cuộc đua đã có 2 VĐV đoạt giải tại Thế vận hội Olympic – 1992 : huy chương vàng 100m bơi tự do dành cho Pap. Đây chính là VĐV nổi tiếng nhất thế giới, anh có cách bơi phong phú nhất. Huy chương bạc bơi tự do 200m dành cho VĐV nổi tiếng Hol, anh có tần số bước bơi cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, cuộc thi này còn là sự chuẩn bị cho đội Thuỵ Điển tham gia vào Thế vận hội Olympic 1992. Đây là đội có tần số bước bơi cao nhất thế giới giống như đội trưởng Hol của họ. Mặc dù vậy cuộc thi được tổ chức tại Cannet 1992 cũng chưa phải là cuộc thi điển hình của môn bơi tự do 100m ở mức độ cao. Hạn chế này được sửa chữa bằng việc hoà nhập cuộc đua này vào toàn bộ các cuộc đua khác được tổ chức tại Cannet.
    Như chúng tôi đã ghi ở hình 1 & hình 2, các VĐV có cơ cấu các yếu tố kỹ thuật kiểu bơi rất khác nhau và đã được đối chiếu với nhau tại các hình của bảng phân tích các yếu tố cơ bản. Ta thấy rõ ràng ở hình 1 vị trí của Pop hoàn toàn đơn độc vì lẽ anh ta vừa là VĐV nhanh nhất vừa là VĐV có độ dài của chu kỳ lớn nhất. Ngược lại, ở trục 1 ta thấy 3 VĐV mặc dù vận tốc của họ khá cao, nhưng vẫn có tần số bước bơi cao. Như vậy ta có thể so sánh được vị trí của các VĐV có vận tốc cao và quan hệ độ dài bứơc bơi /tần số trung bình (Car, Kal) với các VĐV có vận tốc nhỏ nhưng có tần số cao (Tit, Hac) hoặc có độ dài của chu kỳ lớn (Gru), VĐV Wer được phân biệt với các VĐV khác bởi có tần số, vận tốc và độ dài của mỗi chu kỳ ở mức trung bình.
    3 VĐV trong nghiên cứu của chúng tôi (Pap, Hol, Car) cả 3 VĐV này đều đạt huy chương Olympic và có những đặc điểm cơ bản khác nhau. Mỗi người thuộc một nhóm như đã nêu (ở hình 1).Pap có ưu thế về độ dài của chu kỳ, Hol có ưu thế về tần số bước bơi và Car đứng ở giữa hai VĐV này. Theo chúng tôi, nếu như cách lý giải này không hợp lý thì phải nhấn mạnh thêm rằng, lĩnh vực tài năng của ba VĐV này hoàn toàn khác nhau. Pap đã 4 lần đoạt giải quán quân tại Thế vận hội Olympic môn bơi tự do 50m, 100m. Car hai lần đạt huy chương Olympic môn bơi tự do 100m. Còn Hol mặc dù khá hoàn hảo trong môn bơi tự do 100m, nhưng lại đạt huy chương vàng trong môn bơi tự do ở cự ly 200m, 400m. Như vậy có lẽ việc đánh giá tần số không chỉ sử dụng trong việc kiểm tra bơi 100m, mà còn ở các cự ly bơi khác nữa. Vấn đề đánh giá cao độ dài của chu kỳ cũng vậy, có thể áp dụng cho các môn bơi có cự ly lớn hơn 100m. Việc cơ cấu các yếu tố kỹ thuật bơi tự do 100m chính là làm thế nào để có mối quan hệ độ dài và tần số bước bơi tối ưu nhất.
    Trường hợp đặc biệt của VĐV Car, qua 4 lần theo dõi và đánh giá, mỗi lần VĐV này có một vận tốc khác và các chỉ số bơi mà chúng tôi quan sát cũng luôn thay đổi. Mặc nhiên chúng tôi cũng sẽ không đưa ra một kết luận có tính hình thức nào về chế độ tập luyện, về chiến thuật thi đấu của các VĐV, mà chúng tôi chỉ đưa ra một số lý giải sau:
    Tại Cannet năm 1990, Car1 đã dành thắng lợi trong cuộc đua một cách rễ ràng. Năm 1991, Car 2 đang ở trong giai đoạn chuẩn bị tích cực cho việc huấn luyện thể lực, nhưng anh ta cũng dành được huy chương bạc . Ở Dunkerque năm 1992 Car 3 đã về đích trong thời gian ngắn nhất. Sau đó anh ta đã tham gia cuộc đua tập thể tổ chức tại Cannet năm 1992, một tháng trước khi diễn ra Thế vận hội nhằm thử sức các VĐV, và tại giải này anh đã về đích thứ 3. Sự khác nhau về vận tốc này không liên quan tới sự thay đổi trong mối quan hệ giữa độ dài của chu kỳ và tần số. Như vậy ta có thể giả thiết rằng, VĐV này đã giữ nguyên “cơ cấu bơi” trong suốt quá trình luyện tập, nhưng lại có mức độ khác nhau trong tập luyện.
    Trong số các kết quả nghiên cứu này, mối quan hệ mờ nhạt giữa vận tốc của 50m đầu và 50m cuối có vẻ như khá quan trọng. Ta nhận thấy, sự chênh lệch về thời gian giữa hai đoạn dao động ở mức 1,60 ± 0,12 giây. Rõ ràng nếu quá trình đua được cơ cấu phân phối sức tốt thì sẽ thấy rất rõ mối quan hệ giữa hai vận tốc của hai đoạn đua (50m đầu và 50m cuối). Nói một cách khác, nếu mỗi VĐV mà chúng tôi nghiên cứu có cách thức cơ cấu các yếu tố kỹ thuật tối ưu cho cuộc thi thì các giá trị vận tốc của hai đoạn nhất định sẽ có mối quan hệ đáng kể. Có lẽ vận tốc ở 50m đầu không có mối quan hệ với vận tốc ở 50m cuối vì do vận tốc ở 50m đầu phụ thuộc vào ưu thế ở điểm xuất phát khi VĐV lao xuống nước. Điều này cho thấy mỗi VĐV sử dụng ưu thế này một cách khác nhau, mặt khác điều này cho phép đánh giá khả năng lặn và khả năng bơi tiếp tục của từng VĐV. Ngoài ra sự việc này còn có thể lý giải bằng tình huống chiến lược của từng VĐV. Ví dụ: một số VĐV chỉ cần được tham gia vào trận chung kết , một số VĐV khác lại phấn đấu để được đứng trên bục danh dự, cố gắng tạo lập những kỷ lục các nhân xuất sắc nhất và chỉ ở trường hợp như vậy thì việc cơ cấu các yếu tố kỹ thuật bơi mới đạt tới mức tối ưu. Đối với các VĐV lão luyện, việc cố định tần số mà họ đã lựa chọn là một yếu tố có tính quyết định đối với thành tích của họ. Rõ ràng với cùng một vận tốc mọi dao động hay thay đổi tần số bước bơi đều dẫn tới việc gia tăng sự tiêu hao năng lượng [8]. Như vậy mọi sự lựa chọn tần số đều không thay đổi cho đến hết cuộc đua. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ta thấy VĐV xuất sắc nhất thế giới trong môn bơi 100m tự do lại có chiều hướng hồi quy. Còn về độ dài của mỗi chu kỳ thì mối quan hệ giữa 50m đầu và 50m cuối cũng rất đáng kể. Như chúng ta thấy ở trên,nhân tố này có tính quyết định đối với việc tạo lập thành tích cao. Từ quan điểm này, việc ổn định độ dài của chu kỳ là điều tiên quyết. Cho phép chúng ta phân biệt một VĐV lão luyện với một VĐV bình thường chính là khả năng có được độ dài lớn của chu kỳ và khả năng giữ cho độ dài đó không đôỉ cho đến hết cuộc đua.
    Những kết quả chính nghiên cứu của chúng tôi đã có một số ảnh hưởng đến thái độ luyện tập của các VĐV. Giá trị cao có tính hệ thống của mỗi chu kỳ (2,26 ± 0,20 m x chu kỳ -1) cho thấy sự tuyệt hảo công hiệu của sức đẩy. Thực ra độ dài của mỗi chu kỳ khi xem xét độc lập với vận tốc là chỉ dẫn tốt nhất cho chất lượng bơi. Sức đẩy dù có rất mạnh cũng không thể tạo lập được độ dài lớn ở mỗi chu kỳ nếu như khả năng chống lại sức cản bị giảm đi do tiết diện phía trước hoặc chiều tiếp xúc với nước không thích hợp với nguyên tắc thuỷ động lực. Các VĐV có đẳng cấp đã chọn được cách tiếp nước thích hợp nhất vì lẽ ngay cả với sức cản rất lớn do vận tốc cao đưa lại (sức chịu lực cản tỷ lệ thuận với mỗi ô vuông vận tốc) và do vậy họ vẫn đạt được độ dài bước bơi lớn.
    Mặc dù có sự khác nhau trong việc lựa chọn mối quan hệ độ dài/tần số bước bơi ở mỗi VĐV, song sự thiết lập này đều được cố định cho đến cuối cuộc đua.Mọi sự thay đổi các tham số của sinh cơ, của sức đẩy đều là nguyên nhân của việc gia tăng các tiêu hao năng lượng. Mặc dù mệt, nhưng việc giữ nguyên mối quan hệ giữa độ dài /tần số bước bơi là một đặc điểm nổi bật ở các VĐV cấp cao và đây cũng là điều cần đạt được trong huấn luyện.
    Ngoài những thông tin được coi là các đặc thù của các VĐV có đẳng cấp thì cần phải hiểu thêm rằng không chỉ có một con đường để dẫn đến thành công. Các dữ kiện lôgic khác nhau cũng làm rõ thêm các đặc điểm đặc trưng của các VĐV cấp cao. Trước khi lấy nhà vô địch này hoặc nhà vô địch kia làm mẫu hình để noi theo, trước hết cần phân tích các đặc điểm cá nhân của nhà vô địch đó và sau đó tự đặt ra câu hỏi: liệu thành tích của anh ta có thể tốt hơn không khi có sự lựa chọn các giải pháp bơi hợp lý khác?. Một VĐV ở đẳng cấp cao trong phong cách bơi lội của mình không chỉ hội tụ tất cả các đặc tính cá nhân và các đặc điểm sinh cơ , thuỷ động lực thích hợp mà còn có một phần khả năng sáng tạo, mà chính phần sáng tạo này đã để lại một khoảng lớn cho các VĐV khác khó có thể vượt qua được, nếu như họ không có sự tìm tòi sáng tạo trong tập luyện cũng như trong thi đấu.
    KẾT LUẬN:


    Chúng tôi quan sát thấy cách thức cơ cấu các yếu tố kỹ thuật kiểu bơi 100m tự do rất đặc trưng cho đối tượng nghiên cứu này. Cũng cần phải nhắc lại rằng, những thành tích đã đạt được của các đối tượng nghiên cứu cho phép chúng tôi coi đối tượng này là những đối tượng ở trình độ cao. Không phải cả 40 VĐV đều sử dụng cùng một cách thức điều chỉnh vận tốc. Ngược lại sau ưu thế ở điểm xuất phát và sau khi họ đã xác định được mối quan hệ giữa độ dài và tần số bước bơi đặc trưng của mình thì họ giữ nguyên mối quan hệ đó cho tới hết cuộc đua. Tuy nhiên cũng có một số VĐV xuất sắc nhất mà chúng tôi nghiên cứu đã áp dụng các giải pháp vượt ra ngoài những chuẩn mực đó.
    Các VĐV thuộc các quốc tịch khác nhau có sự đào tạo và chuẩn bị cũng khác nhau. Cách phân tích này cho phép chúng ta hiểu một cách tốt hơn các cách thức cơ cấu các yếu tố kỹ thuật bơi đã được áp dụng và sự thích nghi của các VĐV cấp cao tới các quy định liên quan tới tính chu kỳ của hoạt động.
    Nghiên cứu của chúng tôi còn có thể là sự giúp đỡ, một sự hướng dẫn cho các HLV, VĐV trong giai đoạn chuẩn bị có tính chiến lược. Hay nói một cách khác các giải pháp của các VĐV có đẳng cấp thường mang đầy tính sáng tạo và bất ngờ. Do vậy để trở thành các nhà vô địch không đơn thuần là sao chép các khuôn mẫu mà đòi hỏi tính sáng tạo rất cao của các HLV và VĐ
     
    POOLSTORE ( VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO )

    Tin liên quan

    0909 273179

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    ()
    x