Chúng ta đều biết rằng tập thể dục khi mang thai rất có lợi cho bà bầu. Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ tập thể dục thường xuyên trong thời gian mang thai sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, tích cực và năng động hơn những người ít luyện tập.
Lý do mà nhiều chị em bầu chọn bơi lội khi mang thai là do hình thức của môn thể thao này rất đơn giản, bạn sẽ không cảm thấy nặng nề như những môn thể thao khác vì được vận động dưới nước. Bên cạnh đó, bơi lội còn giúp bạn mát mẻ và không bị mất sức như những môn thể thao khác, đặc biệt là trong mùa hè này.
Những lợi ích khi bà bầu đi bơi
Bơi lội là một môn thể thao đơn giản lại không khiến mẹ mất nhiều sức lực hay gây tổn thương cho mẹ như những bộ môn khác vì áp lực dưới nước thường không đáng kể đối với cơ thể mẹ.
Vào mùa hè nóng bức, bơi lội là cách hiệu quả để mẹ giảm bớt sự khó chịu, mệt mỏi và xua tan mọi căng thẳng. Cũng như những bộ môn khác, bơi lội giúp cải thiện hệ tuần hoàn trong cơ thể, tăng cường hoạt động của tim mạch, mang đến cho mẹ một vóc dáng thon gọn trong thai kỳ.
Khi mẹ đi bơi thường xuyên, các cơ bắp sẽ trở lên dẻo dai, nhất là cơ lưng, cơ vùng khung xương chậu,… Điều này sẽ giúp mẹ giảm hiệu quả các chứng đau nhức khi mang thai.
Bên cạnh đó, bơi lội còn mang đến cho mẹ một giấc ngủ ngon, ngăn ngừa chứng mất ngủ – tình trạng nhiều mẹ bầu thường xuyên gặp phải ở những tháng cuối thai kỳ.
Theo một nghiên cứu khoa học của đại học Montreal vào năm 2013, bơi lội hay bất kỳ một môn thể thao nào khác không chỉ tốt trí não mẹ mà còn kích thích não bộ thai nhi phát triển, chỉ cần mẹ duy trì tần suất tập luyện khoảng 3 lần/tuần, mỗi tuần khoảng 20 – 30 phút.
Ngoài ra, bơi lội còn giúp mẹ kiểm soát cân nặng, duy trì chỉ số đường huyết ở mức độ ổn định, đồng thời cân bằng hormone nội tiết, từ đó giữ cho mình được một tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
Những mẹ bầu nào muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh thì hãy bơi lội thường xuyên khi mang thai nhé. Bơi lội có tác dụng rất tốt trong việc đốt mỡ thừa của cơ thể mẹ, nhất là ở vùng bụng.
Với những lợi ích kể trên, chắc hẳn mẹ bầu sẽ không bỏ qua môn bơi lội trong thời gian bầu bí. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khi đi bơi, mẹ hãy ghi nhớ những điều sau nhé:
– Lựa chọn thời điểm đi bơi thích hợp: Không cần phải đợi hết 3 tháng đầu thai kỳ mẹ mới đi bơi được, nếu sức khỏe của mẹ ổn định, mẹ có thể bắt đầu ngay từ đầu thai kỳ. Bật mí cho mẹ một điều, khi đi bơi vào buổi sáng, mẹ sẽ không còn bị các cơn buồn nôn, ốm nghén “làm phiền” nữa.
– Chọn kiểu bơi: Có hai kiểu bơi được nhiều bà bầu sử dụng là bơi ếch và bơi ngửa, trong đó bơi ếch là kiểu bơi khá đơn giản nên phổ biến hơn. Còn bơi ngửa thì có một nhược điểm là sau tuần thai thứ 16, kích thước thai nhi tăng lên sẽ chèn ép lên động mạch chủ, nên khi bơi ngửa, bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu.
– Thời gian đi bơi: Dựa vào sức khỏe của mình mà mẹ có thể bơi trong thời gian bao lâu, tuy nhiên mỗi ngày hãy bơi ít nhất 30 phút. Ngoài ra, mẹ nên bơi vào đầu buổi sáng hay cuối buổi chiều, tránh lúc sáng sớm tinh mơ, trưa nắng hay tối khuya vì khi đó nước sẽ quá lạnh hoặc quá nóng, có thể khiến tử cung bị co thắt.
– Trước khi đi bơi, mẹ nên uống một cốc nước để cơ thể không bị mất nước. Mẹ cũng cần nhớ không ăn gì trong vòng 2 giờ trước khi bơi vì nó sẽ làm cho khiến các aixt trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
– Lựa chọn hồ bơi chất lượng: Mẹ chỉ nên bơi ở những hồ bơi uy tín vì có nhiều hồ bơi sử dụng quá nhiều chất khử trùng, khi cơ thể mẹ tiếp xúc với với hàm lượng chloroform cao, sẽ có nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi.
– Các trường hợp không nên bơi: Những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non, bà bầu bị huyết áp cao hoặc thấp, bị xuất huyết âm đạo, hay gặp phải một trong những biến chứng thai kỳ như: nhau bám thấp, thiếu ối, nhau bong non,… nếu muốn đi bơi thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ sản khoa trước nhé.
Ngoài ra, môn thể thao này còn mang lại rất nhiều lợi ích tích cực cho mẹ bầu:
– Bơi lội giúp giảm chứng bệnh đau lưng.
– Giảm sức chèn của thai lên trực tràng, thúc đẩy máu lưu thông ở vùng xương chậu, làm tan hiện tượng ứ máu, giúp phòng ngừa táo bón, phù chân.
– Giúp phổi thêm khỏe, nhờ đó khi lâm bồn sản phụ có thể dễ dàng hít sâu, giảm thiểu khó khăn khi sinh nở.
– Giúp tiêu hao nhiệt lượng dư thừa, nhờ đó phòng tránh căn bệnh tiền sản giật.
– Có lợi cho việc điều chỉnh vị trí của thai nhi, khiến việc sinh nở thuận lợi hơn.
– Khi bơi, cơ bắp toàn thân phải vận động, các mạch máu được nước masgase nên sẽ giúp thúc đẩy toàn hoàn máu ở cả mẹ lẫn con.
– Sản phụ có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tia cực tím không chỉ có tác dụng sát khuẩn mà còn khiến cholesterol dưới da chuyển hóa thành vitamin D3 (loại vitamin thúc đẩy hấp thụ canxi, phốt pho, có lợi cho xương cốt của thai nhi phát triển).
– Bơi lội còn cải thiện cảm xúc cho thai phụ, làm giảm đau đầu, giúp hệ thống thần kinh của bé phát triển khỏe mạnh.
– Bơi lội thường xuyên giúp thân hình thai phụ khỏe đẹp, có lợi cho việc tìm lại vóc dáng sau sinh.
Tuy nhiên, trước khi tập bất cứ môn thể thao nào cũng như bơi lội, bà bầu cần được sự cho phép của bác sĩ khoa sản và khi đã được phép, bạn nên thực hiện môn thể thao này đều đặn trong suốt thai kỳ.
Nếu chị em đã từng học bơi lội trước đó hoặc là một vận động viên bơi lội, hãy tiếp tục tập luyện. Trong trường hợp bạn chưa từng tập luyện, bạn vẫn có thể đến với môn thể thao này ngay khi bắt đầu thai kỳ. Khi mới tập luyện, bạn nên học từ từ và tránh vận động quá mạnh hoặc dùng quá nhiều thời gian luyện tập mỗi ngày. Hãy đi ra khỏi hồ bơi bất cứ lúc nào bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc có dấu hiệu lạ.
Vinapool