CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH BỂ BƠI
1. RÊU TẢO :
Có 3 loại rêu tảo có thể tồn tại ở bể : xanh, đen và vàng, cả 3 loại này đều có
thể khử bằng 1 cách:
– Đầu tiên phải kiểm tra pH và chỉnh cho đúng từ 7,2 ÷ 7,6. Sau đó sử dụng
phương pháp SOCK IT để xử lý.
– Sau khi chỉnh pH khử trùng bằng nồng độ chlor mạnh.
– Sau khi cho chlor vào thì cọ rửa thành và đáy bể vì các loại rêu tảo hay phát
triển ở thành và cầu thang của bể.
2. NƯỚC ĐỤC :
Có nhiều nguyên nhân gây ra nước đục.
– Do chất thải của người bơi nhiều.
– Ảnh hưởng của rêu tảo.
– pH quá cao.
– Để giải quyết vấn đề trên trước hết kiểm tra và điều chỉnh nước bể bơi cho
pH 7,2 ÷ 7,6 và tổng chất hoà tan : 60 ÷ 100mg/l.
– Kiểm tra chlor dư (phải từ 2-3mg/l).
– Nếu nước đục màu xanh có thể do rêu, cho khử trùng với nồng độ chlor
cao.
– Nếu vẫn đục thì kiểm tra hệ thống lọc và có thể phải cho thời gian lọc dài
hơn.
3. CẶN :
– Cặn bám có thể trắng, xám hoặc màu nâu, đó là do hậu quả của độ kiềm
và pH cao để chống đóng cặn chỉnh pH 7,2 ÷ 7,6 và độ kiềm tổng 60 ÷
100mg/l.
4. VẾT BẨN :
– Vết bẩn thường do gỉ sắt trong nước nếu nước trong bể có tính oxi hoá
kim loại và oxit kim loại bám vào thành bể tạo vết loang.
– Để chống vết bẩn luôn chỉnh đúng chế độ nước cho bể .
5. ĐAU MẮT :
Nhiều khi sau khi bơi mắt của người bơi bắt đầu đỏ, rất gây khó chịu cho
người bơi điều đó do nguyên nhân sau :
– pH không đúng.
– Chlor dư quá nhỏ.
9
Để tránh điều đó cần :
– Kiểm tra và chỉnh đúng pH, cho các hoá chất sau vào bình đựng hoá chất
chỉnh pH:
+ pH quá cao: cho Sodium bisulfate
+ pH quá thấp: cho Sodium carbouate
Cho hệ thống lọc tuần hoàn, bộ tự động sẽ tự động chỉnh lại pH cho đúng
– Kiểm tra chlor dư từ( 1÷3 mg/l).
6. NƯỚC ĐỔI MÀU :
Thành màu nâu, xanh hỗn hợp.
– Kiểm tra và chỉnh PH : 7,2 ÷ 7,6 (Tốt nhất là từ 7,4 ÷7,6).
– Khử trùng mạnh bể bơi bằng phương pháp SOCK IT.