1.1 Tiêu chuẩn nước đầu vào
Tiêu chuẩn nước Hồ bơi được đưa ra theo một số căn cứ và quy định như:
– Căn cứ vào tiêu chuẩn chất lượng nước của Việt Nam TCVN5942-1995
– Căn cứ vào tiêu chuẩn cho phép chất lượng nước cấp vào bể bơi của Quốc tế.
– Căn cứ vào quy định chất lượngnước cấp vào bể bơi của Trung tâm bể bơi .
Từ một số căn cứ trên, chúng ta có thể đưa ra bảng tiêu chuẩn chất lượng nước cấp vào bể bơi, nhằm đảm bảo sức khoẻ của nhân dân và tạo điều kiện tốt cho cách xử lý nước hồ bơi hiệu quả và thiết thực.
1.2 Tiêu chuẩn hóa chất trong bể bơi sử dụng
2.1 Cân bằng pH
+ Nếu pH quá thấp, các thiết bị trong bể dễ bị ăn mòn, giảm hiệu quả của máy lọc, ảnh hưởng đến da và mắt (rát da, xót mắt)
+ pH quá cao: Nước đục, chất xử lý không hiệu quả, chi phí để duy trì độ trong sạch của bể tốn kém, ảnh hưởng đến da và mắt (rát da, xót mắt), xuất hiện cặn, nước nặng.
– Thành công hay thất bại của việc xử lý nước bể bơi còn phụ thuộc vào sự cân pH trong nước (tự động điều chỉnh pH trong nước)
– Những điều cần biết:
+ pH phản ánh độ axit hay kiềm trong nước
+ Độ pH có thể thay đổi từ 0 đến 14
+ Độ trung tính của pH là 7,0 trong các bể bơi độ trung tính vào khoảng 7,2.
Dưới 7,2 nước sẽ thừa iopn H+, lúc này nước mang tính axit và sẽ chuyển màu vàng trong ống kiểm tra pH
TRên 7,2 nước sẽ thiếu ion H+ lúc này nước sẽ mang tính kiềm và sẽ chuyển màu tím trong ống kiểm tra pH
Độ pH đạt tiêu chuẩn cho phép phải nằm trong khoảng 7,2 ; 7,6. Lúc đó nước sẽ trong, dễ duy trì, tiết kiệm được hoá chất bảo dưỡng bể bơi.
2.2 Điều chỉnh pH trước khi xử lý nước
Sử dụng bộ đồ kiểm tra nước mỗi tuần 2 lần
Nếu trên 7,6 cần phải thả pH minus để hạ pH xuống
Dưới 7,2 cần phải thả pH plus để tăng pH đạt tiêu chuẩn trong khoảng 7,2 đến 7,6
Để tăng pH lên 0,2 đơn vị pH cần 1kg pH plus/100m3
Để giảm pH xuống 0,1 đơn vị pH cần 1kg pH minus/100m3
Ví dụ: Bể bơi 50m3 trong đó độ pH là 7,8
Để giảm pH xuống 7,4 = 0,4/100m3 = 4kg
= 0,4/50m3 = 2kgpH minus
Hàng năm phải thay các chai thuốc thử và bảo quản ở nơi không có ánh năng mặt trời. Thuốc thử viên có thể thay thế bằng thuốc nước
2.3 Biện pháp chống rêu, tảo
Cần phải ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở nhanh chóng của rong tảo. trong nhiều trườg hợp, chlorine không có tác dụng và rong rêu trở thành miễn dịch.
Nên kết hợp 2 phương pháp quan trọng sau đây:
A. Hàng tuần lau cọ đáy bể, tường, đá lát thật kỹ càng để ngăn sự hình thành của các nhóm rong tảo.
B. Quy định sử dụng chất diệt tảo trong bể phụ thuộc vào từng loại của chất xử lý
Giữ cho máy lọc luôn sạch và khu vực xung quanh bể cũng phải luông sạch sẽ và khô ráo.
Ngoài ra còn phải đảm bảo đầy đủ thời gian lọc, giữ cho máy lọc sạch sẽ, khô ráo, tất cả những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự phát triển của rong tảo